Table of content
Sốt xuất huyết là căn bệnh là nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với người bệnh, chỉ trong 2 – 3 ngày bạn sẽ có dấu hiệu sốt, xuất huyết dưới da, đau nhức toàn thân và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh sốt xuất huyết là một trong những bệnh lây nhiễm cực kỳ nguy hiểm chỉ đứng sau sốt rét. Bệnh do virus Dengue gây ra và đường truyền nhiễm bệnh thông qua muỗi vằn, sau khi bị muỗi đốt người bệnh sẽ có biểu hiện sốt cao, đau toàn thân và trở nên nghiêm trọng hơn khi bước sang ngày thứ 4. Ở giai đoạn này cơ thể người bệnh suy giảm sức khỏe trầm trọng do xuất huyết và có nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Mặc dù sốt xuất huyết nguy hiểm như vậy nhưng không phải ai cũng hiểu đúng về mức độ nghiêm trong của bệnh để có cách phòng ngừa và điều trị kịp thời. Vậy bệnh sốt xuất huyết là gì? Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ nhất.
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do một loại muỗi vằn Aedes có mang virus Dengue gây ra. Khi bệnh nhân bị muỗi đốt bạn sẽ có các dấu hiệu sốt, đau cơ, đau xương, mệt mỏi, xuất huyết ở da và có khả năng tử vong sau 4 ngày mắc bệnh.
-Ước tính mỗi năm có 2,5 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh và 50-100 triệu người mắc bệnh (theo tổ chức Y tế thế giới WHO).
– Riêng năm 1998 sốt xuất huyết là bệnh lây nhiễm cực kỳ nguy hiểm chỉ đứng sau sốt rét với khoảng 100 triệu ca. Trong đó bệnh nhân sốt huyết chiếm 500 nghìn bệnh nhân và tỉ lệ tử vong là 25 nghìn người.
– Ở Việt Nam mỗi năm có 80.500 ca mắc bệnh, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó 70 nghìn ca nhập viện và 24 trường hợp bệnh nhân tử vong do sốt xuất huyết. (Theo Bộ Y tế)
– Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do muỗi vằn truyền virus từ người bệnh sang người lành. Hiện tại vẫn chưa tìm ra được vắc xin phòng ngừa.
– Tất cả mọi người đều có khả năng bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết nếu bị muỗi đốt.
– Hầu hết người bệnh được điều trị sốt xuất huyết có thể tự khỏi trong 10 ngày.
Những lầm tưởng “chết người” về bệnh sốt xuất huyết
Bị sốt xuất huyết một lần sẽ không bị lại
Nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ luôn mặc định mình sẽ không bị bệnh trở lại nếu như bị muỗi đốt. Nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm, hiện tại sốt xuất huyết được phát hiện có 4 týp virut bao gồm: DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Người bệnh khi bị nhiễm chủng virus nào sẽ có khả năng tạo ra kháng thể chống lại virus đó và vẫn có khả năng bị mắc lại 3 chủng virus còn lại, thậm chí lần sau còn bị nặng hơn lần trước.
Vì thế trong cuộc đời mỗi người khả năng sẽ mắc bệnh sốt xuất huyết 4 lần. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn mới mắc bệnh sốt xuất huyết lần đầu tiên thì bạn có thể mắc thêm 3 lần nữa với các chủng virus còn lại.
Giảm sốt là hết bệnh sốt xuất huyết
Một người mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ trải qua 3 giai đoạn bao gồm sốt trong 3 ngày đầu tiên người bệnh sẽ có biểu hiện sốt 39 – 40 độ, người mệt mỏi, nhức đầu, khó chịu, đau cơ, đau hốc mắt, buồn nôn, viêm họng, viêm hô hấp, tiêu chảy nên dễ bị nhầm lẫn là bệnh sốt thông thường. Từ ngày thứ 4 trở đi người bệnh sẽ có biểu hiện xuất huyết, tràn dịch màng phổi, căng mắt, màng bụng, nề mi. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy sốc, lạnh đột ngột, tim đập nhanh, huyết áp tăng giảm đột ngột, xuất huyết dưới da, nội tạng. Nếu được điều trị người bệnh sẽ ổn đinh và dần hồi phục lại sức khỏe của bản thân.
Trên thực tế, nhiều bệnh nhân khi bước sang ngày thứ 3 thấy người có biểu hiện hết sốt, khó chịu nên nghĩ mình đã khỏi bệnh. Nhưng bạn nên cẩn trọng vì đây là thời điểm nguy hiểm nhất và không có xuất hiện biến chứng nặng nề nhất như sau:
– Các biến chứng có thể thấy ở người bệnh đó là tình trạng thấm thành mạch, máu cô đặc bệnh nhân sẽ không cảm nhận được trừ khi đi xét nghiệm máu.
– Một trong những biểu hiện bệnh bên ngoài mà người bệnh có thể cảm nhận được là mệt lả, đau tức vùng gan, buồn nôn. Ở trẻ em sẽ có dấu hiệu sốt li bì, bỏ ăn, bỏ bú, tiểu ít. Với những bệnh nhân này cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để truyền dịch vào cơ thể và tránh nguy hiểm đến tính mạng.
– Xuất huyết do giảm tiểu cầu lúc này bệnh nhân sẽ có dấu hiệu chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da… lúc này bệnh nhân nên đến bệnh viện để được hỗ trợ truyền tiểu cầu bổ sung cho cơ thể tránh bệnh diễn biến xấu trong vài giờ.
Sốt xuất huyết lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh
Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, bệnh sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, tiếp xúc. Bệnh chỉ lây nhiễm trực tiếp khi muỗi vằn đốt người bệnh mang virus Dengue và truyền sang người lành qua vết đốt trên da.
Uống thuốc giảm đau, hạ sốt khi bị sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết có những dấu hiệu mệt mỏi, đau người, đau cơ, khớp, nổi đỏ, đau đầu, sốt… nên thường bị nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm, sốt bình thường và tự ý mua thuốc về dùng. Chính và thói quen sử dụng thuốc này khiến cho bệnh sốt xuất huyết không khỏi, mà khiến cho tình trạng xuất huyết trầm trọng và nguy hiểm hơn.
Muỗi vằn chỉ xuất hiện ở những nơi cống rãnh, nước đọng
Nhiều người thường lầm tưởng những nơi cống rãnh, ao, vườn là nơi sinh sôi của muỗi vằn. Nhưng không phải, muỗi hoàn toàn có thể cư ngụ ngay tại ngôi nhà của bạn như: bình hoa. Bể cá, hòn non bộ… Vì thế bạn cần chủ động thay nước thường xuyên để muỗi có cơ hội sinh sôi và phát triển.
Bí quyết phòng tránh bệnh sốt xuất huyết hiệu quả?
– Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, gọn gàng tránh cơ hội cho muỗi ẩn náu.
– Đậy kín các dụng cụ chứa nước, không để nước đọng ở các dụng cụ xung quanh nhà, thả cá vào bể nước, thường xuyên vệ sinh dụng cụ chứa nước. Ngăn chặn muỗi sinh sôi và phát triển.
– Khi ngủ nên mắc mùng, mặc quần áo dài tay và bôi kem chống muỗi thường xuyên.
– Phun thuốc muỗi định kỳ cho ngôi nhà, sử dụng vợt muỗi,….
Hi vọng với những kiến thức hữu ích trên đây, sẽ giúp bạn biết các phòng tránh và tự bảo vệ bản thân trước bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm này.