Table of content
Là một bệnh có từ rất lâu đời, bệnh lậu mủ đã và đang để lại nhiều ảnh hưởng cho cộng đồng cũng như bản thân người bệnh. Đây là một bệnh có thể chữa khỏi, điều quan trọng là chúng ta cần chủ động đi khám sớm.
Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu tiếng anh là Gonorrhea là một bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục, tuy không trực tiếp gây tử vong cho người bệnh nhưng bệnh lại khiến cho người bệnh khó chịu, mệt mỏi áp lực về tâm lý. Bởi đây là một bệnh thường gặp ở những đối tượng có quan hệ tình dục không an toàn, không chung thủy nhiều bạn tình.
Theo thống kê từ tổ chức Y tế thế giới WHO có đến khoảng 62 triệu ca mắc bệnh lậu mỗi năm trên toàn thế giới Tại thời điểm năm 2010, mỗi năm có khoảng 900 ca tử vong bệnh này gây ra.
Trên thực tế, không phải ai cũng nắm được những kiến thức về bệnh lậu cũng như chủ động có những biện pháp tầm soát. Thậm chí nhiều trường hợp bệnh nhân mặc dù có biểu hiện của bệnh nhưng lại không đi khám chữa bệnh vì nghĩ rằng mình không thể nào mắc bệnh.
Là một bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi, giới tính, màu da. Dù quan hệ tình dục hay chưa quan hệ cũng đều có nguy cơ mắc bệnh bởi con đường lây nhiễm bệnh lậu khá đa dạng
Nguyên nhân gây bệnh lậu?
Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn lậu gây ra. Vi khuẩn lậu hay còn gọi là song cầu lậu khuẩn, lậu cầu khuẩn, có tên khoa học Neisseria gonorrhoeae. Đây là một loại vi khuẩn bắt màu Gram (-), có thể tốc độ phát triển rất nhanh đặc biệt là trong môi trường nóng ẩm của bộ phận sinh dục. Ở điều kiện thích hợp, vi khuẩn lậu có khả năng phát triển “thần tốc” cứ 15 phút nhân đôi một lần, do đó có thể nói vi khuẩn lậu rất nguy hiểm.
Vi khuẩn lậu được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lậu. Vi khuẩn lậu dưới kính hiển vi có dạng hình ca phê, chúng thường đi với nhau từng đôi một và nằm bên trong bạch cầu.
Các con đường bệnh lây lan
Chúng ta thường gọi bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục, do đó nhiều người nghĩ rằng bệnh này chỉ lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, trên thực tế thì con đường lây lan bệnh này khá đa dạng, điều quan trọng là chúng ta cần nằm được những con đường lây nhiễm của bệnh để chủ động tầm soát sớm. Một số con đường lây lan bệnh bao gồm:
+ Qua quan hệ tình dục: chiếm trên 90% tỷ lệ mắc bệnh, bệnh chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn. Bất cứ những tiếp xúc tình dục nào, kể cả trực tiếp hay gián tiếp, đã xuất tinh hay chưa xuất tinh bằng mọi con đường từ sinh dục, miệng, hậu môn,…đều có thể khiến chúng ta mắc bệnh. Việc quan hệ tình dục không an toàn, nhiều bạn tình, đời sống tình dục không chung thủy, quan hệ tình dục sớm, không chú ý giữ vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ cho cả hai trước, sau khi quan hệ,…chính là những nhân tố hàng đầu khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh.
Có nhiều trường hợp bệnh nhân cho rằng, quan hệ tình dục không an toàn thì mắc bệnh nhưng tôi quan hệ tình dục an toàn, tôi có sử dụng bao cao su nhưng vẫn bị bệnh. Giải đáp vấn đề này, chúng ta cần biết rằng, bao cao su không thể bảo vệ bộ phận sinh dục một cách hoàn toàn. Đó là chưa kể đến khi quan hệ mặc dù sử dụng bao cao su nhưng nhiều trường hợp sử dụng không đúng cách, bị tuột bao cao su, rách bao cao su, hoặc khi gần xuất tinh mới sử dụng bao cao su,…đây cũng chính là nguyên nhân dù quan hệ an toàn nhưng vẫn mắc bệnh.
Ngoài ra, việc quan hệ chung thủy nhưng chung thủy ở đây là phải từ hai phía. Dù bạn có chung thủy như thế nào, nhưng đối tác tình dục của bạn lại là một người “lăng nhăng” thì bạn khó lòng mà không bị nhiễm bệnh. Với những đối tượng này việc phát hiện bệnh thường chậm, vì họ nghĩ rằng, họ chung thủy chỉ quan hệ mình chồng/vợ/ bạn tình của mình nên không thể nào mắc bệnh.
Bên cạnh đó, ngay cả những nụ hôn sâu với những người bị sùi mào gà ở miệng, quan hệ tình dục bằng miệng, hay hậu môn cũng là con đường lây lan của bệnh.
+ Từ mẹ sang con: Bệnh lậu có thể lây từ mẹ sang con trong khi sinh thường. Bản thân vi khuẩn lậu không lây truyền qua nhau thai, hay qua đường máu thế nhưng khi sinh thường, đứa bé lại tiếp xúc trực tiếp với chất dịch mủ ở âm đạo của người mẹ. Các chất dịch mủ này vô tình dính vào mắt, niêm mạc miệng, bộ phận sinh dục của trẻ khiến trẻ bị mắc bệnh. Đó là chưa kể đến trong quá trình chăm sóc cho trẻ sơ sinh, các bà mẹ không chú ý khiến trẻ mắc bệnh.
+ Lây truyền gián tiếp: Bệnh có thể lây truyền gián tiếp qua niêm mạc vết thương hở, vùng da bị trầy xước, sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh. Trên thực tế, vi khuẩn lậu có thể chết khi tiếp xúc với điều kiện môi trường bình thường, nhưng trong điều kiện ẩm ướt thích hợp vi khuẩn lậu có thể sống lâu hơn và nhiễm bệnh sang người khác mà không biết. Do đó, việc sử dụng chung đồ dùng như bàn chải đánh răng, khăn tắm, đồ lót…với người bệnh cũng là con đường lây lan bệnh lậu.
Dấu hiệu, triệu chứng mắc bệnh
Dấu hiệu triệu chứng mắc bệnh khá điển hình, nếu như chú ý quan sát, ghi nhớ tiền sử quan hệ tình dục chúng ta có thể có những nghi ngờ. Thế nhưng, đa phần người bệnh thường chủ quan không chú ý, hơn thế nữa, một số triệu chứng bệnh lậu lại giống với các bệnh viêm nhiễm thông thường nên thường bị bỏ qua,
Dấu hiệu triệu chứng bệnh này thường xuất hiện sau vài ngày, đến vài tuần có quan hệ tình dục hay những tiếp xúc tình dục, giữa vết thương hở và vùng da trầy xước, sử dụng chung đồ dùng,…với người bị lậu.
Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới
Ở nam giới, dấu hiệu triệu chứng bệnh lậu khá điển hình, xuất hiện ngay các biểu hiện cấp tính từ sau 5-7 ngày tiếp xúc với vi khuẩn lậu. Nam giới có những triệu chứng điển hình đó là tình trạng viêm niệu đạo cấp tính. Bản thân nam giới bắt đầu thấy nóng rát, ngứa ở miệng sáo, đi tiểu đau buốt, cảm giác khó chịu, bứt rứt ở niệu đạo khi đi tiểu. Thêm vào đó là biểu hiện chảy mủ dương vật vào sáng sớm, sau khi ngủ dậy. Ngoài ra, nam giới cũng có thể có biểu hiện đi tiểu khó, tiểu đau, nước tiểu đục, mùi khai nồng, kèm theo các biểu hiện toàn thân khác như sốt, mệt mỏi,… Nếu không được phát hiện chữa trị sớm, lậu cấp tính sẽ chuyển sang mãn tính với các đợt bùng phát rất khó chịu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Tác hại của bệnh lậu đối với nam giới
- Khi mắc bệnh, nam giới suy giảm ham muốn tình dục, cảm giác khó chịu khi quan hệ tình dục.
- Các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày gặp trở ngại, nhất là đi đi tiểu.
- Biến chứng của bệnh có thể gây ra như viêm tinh hoàn, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt hay các bệnh nam khoa khác bạn có thể xem tại đây. Nếu không điều trị kịp thời, nó sẽ khiến sức khỏe nam giới bị suy giảm trầm trọng.
- Nguy cơ vô sinh ở nam giới khi mắc bệnh. Vi khuẩn lậu tấn công vào tinh hoàn làm ngưng quá trình sản xuất tinh trùng, viêm tinh hoàn… dẫn đến việc bị vô sinh.
Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới
Ở nữ giới, có đến trên 75% trường hợp bị bệnh mà không có biểu hiện gì. Đa phần chị em chỉ có một vài biểu hiện âm đạo tiết dịch mủ bất thường, kèm theo tiểu khó. Các dấu hiệu triệu chứng bệnh thường giống các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thông thường. Ở giai đoạn nặng, dấu hiệu triệu chứng của bệnh thường giống như các bệnh viêm phần phụ, viêm tuyến bartholin, viêm tuyến skene,…Chị em thường phát hiện nhiễm lậu khi tình cờ đi khám phụ khoa.
Mức độ nguy hiểm của bệnh
Mức độ nguy hiểm của bệnh lậu không chỉ đơn thuần là ở người bị mắc bệnh mà cả thế hệ sau, cả cộng đồng. Những triệu chứng của bệnh này khiến người bệnh mệt mỏi, đau đớn khó chịu, nhất là cảm giác nóng rát, bỏng, đau, cảm giác châm chích khi đi tiểu, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày, chất lượng cuộc sống và sức khỏe của họ.
Hơn thế nữa, nó còn có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn lên toàn bộ bộ phận sinh dục của người bệnh và để lại những hậu quả nghiêm trọng. Ở nam giới, có thể gây biến chứng lan tới tinh hoàn – mào tinh hoàn, tuyến tiền liệt, túi tinh,…gây viêm ảnh hưởng đến chức năng của các bộ phận này. Ở nữ giới, vi khuẩn lậu có thể lan tới tử cung – phần phụ gây viêm tắc vòi trứng. Hậu quả là bệnh có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ. Bệnh lậu ở miệng gây cho người mắc bệnh những cảm giác tồi tệ nhất vì là nơi dễ nhìn thấy.
Bệnh lậu ở trẻ em có thể gây mù lòa cho trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện sau này của trẻ.
Nếu không được chữa trị, bệnh sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội khác, tăng nguy cơ lây truyền sang cộng động. Do đó, có thể nói đây là bệnh có mức độ nguy hiểm cao, cần được tầm soát sớm.
Cách chữa bệnh lậu
Cách chữa bệnh lậu là thông tin chắc hẳn nhiều người tìm hiểu, bởi có bệnh thì phải chữa bệnh đó là lẽ dĩ nhiên. Thế nhưng không phải ai cũng biết được cách chữa bệnh lậu như thế nào cho hiệu quả. Để điều trị bệnh hiệu quả tốt nhất khi có những nghi ngờ mắc bệnh, hoặc đã được chẩn đoán bệnh chúng ta cần chủ động khám chữa tại các cơ sở y tế theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
Hiện nay, có nhiều cách chữa khác nhau, tuy nhiên hiệu quả như thế nào, điều trị ra sao lại tùy thuộc vào từng cơ sở khám chữa bệnh. Cách chữa bệnh lậu chủ yếu là điều trị nội khoa, sử dụng kháng sinh đặc hiệu theo phác đồ.
Trước khi điều trị, bệnh nhân được thăm khám cụ thể nhằm đánh giá tình trạng bệnh như thế nào, có nhiễm đồng thời các nhiễm khuẩn khác hay không, bởi lẽ đối với những bệnh nhân nhiễm lậu thường nhiễm đồng thời với chlamydia. Ngoài ra, việc thăm khám còn đánh giá mức độ bệnh cấp tính hay mãn tính, đối tượng mắc bệnh, bệnh mới nhiễm hay tái nhiễm,…Từ đó các bác sĩ sẽ có những phác đồ chữa trị hiệu quả nhất.
Các loại thuốc đặc trị bệnh lậu
Không có một loại thuốc nào dùng để đặc trị riêng bệnh lậu. Phác đồ chữa lậu là kết hợp giữa thuốc và sử dụng kháng sinh là chủ yếu. Tuy nhiên, hiện nay, một số chủng lậu đã kháng kháng sinh do đó, bạn không nên tự ý sử dụng mà cần đến các cơ sở y tế để các bác sĩ tư vấn.
Tùy thuộc tình trạng của bệnh nhân, mức độ bệnh chủng lậu mà các bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân.
Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội đang sử dụng phương pháp Đông –Tây y kết hợp trong điều trị bệnh lậu đem lại hiệu quả nhanh chóng, rõ rệt. Bên cạnh việc sử dụng phác đồ kháng sinh các bác sĩ còn sử dụng thêm thuốc Đông y, giúp nâng cao sức đề kháng, tiêu viêm giải độc, ngăn ngừa tái phát hiện quả.
Lời khuyên của bác sĩ
Để việc điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh nên chủ động đi khám sớm, đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được thăm khám chữa trị hiệu quả. Trong quá trình điều trị cần chủ động tuân thủ những chỉ định của bác sĩ về việc chăm sóc tại nhà, dùng thuốc đúng liều, kiêng quan hệ tình dục, điều trị đồng thời cùng với bạn tình. Chú ý tái khám theo lịch hẹn để đảm bảo bệnh đã được điều trị khỏi. Chú ý trong thời gian điều trị nên kiêng sử dụng các chất kích thích, đồ ăn cay nóng, giữ vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh lậu mà chúng ta cần lưu ý, để có thể chủ động kiểm soát bệnh tật một cách tốt nhất.