Table of content
Rối loạn tiền đình không đe dọa đến tính mạng người bệnh, nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây ra phiền toái không nhỏ đến cuộc sống của họ.
Khi bị rối loạn tiền đình người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, căng thẳng, mất thăng bằng. Bệnh có nguy cơ tái phát cao ngay khi đã điều trị khỏi. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng rối loạn tiền đình ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy bệnh rối loạn tiền đình là gì? Trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn thông tin chi tiết nhất.
Bệnh rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình là phần phía sau ốc tai có vai trò là hệ thống quan trọng trong việc duy trì thăng bằng, phối hợp trong việc cử động của đầu, mắt và toàn thân. Rối loạn tiền đình là tình trạng người bệnh bị tổn thương khu vực tai trong và não. Từ đó khiến cơ thể mất khả năng kiểm soát và cân bằng của toàn cơ thể.
Rối loạn tiền đình làm người bệnh mất cân bằng về tư thế nên thường xuyên thấy chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn… bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là những người trong độ tuổi trưởng thành, lao động trí óc, thiếu máu não nghiêm trọng.
Tác nhân gây bệnh rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là một trong những hội chúng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiền đình có thể kể đến như sau:
– Tình trạng mất ngủ thường xuyên dẫn đến căng thẳng – nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh rối loạn tiền đình. Điều này dễ dàng lý giải là vì khi căng thẳng cơ thể sẽ sinh ra một lượng lớn hormone Cortisol và gây ra các bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch…
– Môi trường sống ô nhiễm, thói quen sinh hoạt không lành mạnh như: Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, tiếp xúc với hóa chất sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiền đình và nhiều bệnh lý khác.
– Dân văn phòng, người lao động trí óc, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, sau sinh đẻ khả năng rối loạn tiền đình cao hơn những người còn lại.
– Người quá béo hay quá gầy cũng là tác nhân gây ra rối loạn tiền đình.
– Thiếu máu sau sinh, do chấn thương, phẫu thuật hay các bệnh về máy cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
Như vậy có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn dễ dàng mắc bệnh rối loanh tiền đình từ những thói quen sinh hoạt, ăn uống mỗi ngày. Vì thế bạn nên tạo cho bản thân thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học để phòng tránh bệnh hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn tiền đình
Bệnh rối loạn tiền đình không trực tiếp gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng khiến cho cuộc sống của người bệnh gặp rất nhiều phiền toái.
– Thường xuyên chóng mặt, buồn nôn, căng thẳng, ù tai, mất căng bằng… từ đó ảnh hưởng trự tiếp đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.
– Bệnh có thể tự hồi phục và khỏi trong vài ngày và có thể kéo dài hơn. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh sẽ tái phát trở lại nhiều lần khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu.
– Buồn nôn hoặc nôn xuất hiện thường xuyên.
– Cơ thể bị mất cân bằng, mất phương hướng và đi lại loạng choạng.
– Thính giác giảm sút, xuất hiện tình trạng ù tai nghiêm trọng.
– Tầm nhìn bị hạn chế, nhạy cảm với ánh sáng và thường xuyên có ảo giác.
– Tâm lý thay đổi bất thường hay xuất hiện cảm giác lo âu, mệt mỏi, hoảng loạn và trầm cảm.
– Các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ảo giác sẽ làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông khi lưu thông trên đường.
Mẹo điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả
Bệnh rối loạn tiền đình nếu không được chữa trị kịp thời sẽ biến chứng sang các bệnh lý nguy hiểm khác như: Tim mạch, thần kinh, huyết áp thấp và gia tăng nguy cơ đột quỵ. Vì thế, khi có triệu chứng ù tai, chóng mặt, đi đứng không vững bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hiện tại, bệnh rối loạn tiền đình được điều trị chủ yếu bằng các phương pháp nội khoa như sư dụng thuốc và các dược liệu tự nhiên, cụ thể:
Các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị rối loạn tiền đình phải kể đến thuốc kháng histamin, kháng cholineric hay calci (Funarizine, Cinarizine, Cinnarizin). Thuốc này có tác dụng cắt được các triệu chứng rối loạn tiền đình trong thời gian ngắn.
Thuốc glucocorticoid, methylprednisolon giúp khắc phục tình trạng chóng mặt do viêm dây thần kinh tiền đình.
Thuốc an thần: diazepam, lorazepam…sử dụng trong vài ngày để làm giảm cảm giác chóng mặt, lo lắng.
Thuốc betahistin (Betaserc)), almitrin – raubasin (Duxil) có tác dụng tăng tuần hoàn não cho người rối loạn tiền đình.
Thuốc piracetam, Ginkgo biloba có tác dụng hỗ trợ điều chỉnh sự suy giảm chức năng tiền đình.
Các loại thuốc chỉ có tác dụng hạn chế triệu chứng của bệnh và không thể điều trị dứt điểm được bệnh. Bên cạnh đó nếu bạn lạm dụng thuốc trong thời gian dài sẽ để lại các biến chứng như: mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, hội chứng Parkinson…
Như vậy với những người bị rối loạn tiền đình bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra cách điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh tái phát trở lại bện nên tránh các công việc liên quan đến máy móc và độ cao.