Table of content
Bệnh lậu ở mắt trẻ sơ sinh là “thủ phạm” gây ra tình trạng mù lòa và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Bệnh lậu là một trong những chứng bệnh nguy hiểm do khuẩn lậu gây ra do quan hệ tình dục an toàn, tiếp xúc trực tiếp qua sinh hoạt, lây truyền từ mẹ sang con khi sinh bằng cách thông thường. Các dấu hiệu của bệnh lậu xảy ra ở rất nhiều bộ phận trong cơ thể như vùng kín, miệng, mắt, lưng…Theo thống kê tỷ lệ trẻ sơ sinh có nguy cơ mù lòa khi mẹ mắc bệnh lậu cao hơn rất nhiều so với những đứa trẻ bình thường.
Lý giải vì sao trẻ sơ sinh có nguy cơ mù lòa khi mẹ mắc bệnh lậu?
Bệnh lậu là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua các vật dụng vệ sinh trung gian hàng ngày và đặc biệt lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh thường. Bệnh lậu ở mắt trẻ sơ sinh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách.
Theo các chuyên gia trẻ có nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu từ mẹ là do khi mang thai lậu cầu khuẩn từ âm đạo tấn công vào buồng cổ tử cung gây ra.
Với những bà mẹ đang mắc bệnh lậu bị vỡ ối sớm, sinh theo cách thông thường em bé bị nhiễm lậu cầu khuẩn từ mẹ rất cao.
Bệnh lậu ở mắt trẻ sơ sinh cũng có thể do quá trình tiếp xúc với bố, mẹ như ngủ chung giường, sử dụng chung khăn mặt, bàn chải răng….
Khi ra đời mắt trẻ sơ sinh bị lậu mắt sẽ nhắm lại phần kết mạc sưng, có mủ vàng tiết ra. Bệnh lậu ở trẻ sơ sinh nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời sẽ mờ dần và mù sau đó.
Không chỉ gây ra tình trạng mù lòa khi trẻ sơ sinh mắc bệnh lậu sẽ phải đối mặt với các biến chứng cực kỳ nguy hiểm như các bệnh nhiễm trùng máu, viêm màng não, nhiễm trùng khớp.
Có thể thấy bệnh lậu ở mắt trẻ sơ sinh rất nguy hiểm, vì thế các mẹ mắc bệnh lậu khi mang thai nên lựa chọn hình thức đẻ mổ. Khi có dấu hiệu bệnh lậu ở mắt bạn nên nhanh chóng đưa con của mình đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Biểu hiện của bệnh lậu ở mắt trẻ sơ sinh
Đối với trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên khi mắc bệnh lậu sẽ có biểu hiện nhanh hơn rất nhiều. Thường những trẻ mắc bệnh lậu sẽ có biểu hiện cụ thể trong 2 – 4 ngày với các triệu chứng, cụ thể:
– Mắt sưng tấy, không mở được mắt, xuất hiện nhiều dịch mủ ở mắt có màu trắng đục hay vàng, sốt…
– Thường xuyên dụi mắt thường xuyên quấy khóc, không chơi đùa, không ăn, không bú.
– Có biểu hiện của các bệnh viêm giác mạc, viêm kết mạc ở mắt, nếu không được điều trị nhanh chóng thì khả năng bị mù khá cao.
Cách điều trị bệnh lậu ở trẻ sơ sinh
Không giống như người lớn, trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện. Do đó, việc điều trị bệnh lậu sẽ phải tuân thủ theo đúng nguyên tác và chỉ định của các bác sĩ. Bên cạnh đó, điều trị lậu cần thực hiện càng sớm càng tốt vì trẻ sơ sinh khả năng phát triển bệnh khá cao. Nếu càng để lâu trẻ sẽ phải chịu nhiều tổn thương và biến chứng nguy hiểm đến trẻ.
Với những trường hợp trẻ sơ sinh bị lậu ở mắt, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh liều thấp để tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Sở dĩ việc sử dụng kháng sinh liều thấp vì cơ thể của trẻ còn yếu, nếu sử dụng thuốc khánh sinh liều mạnh sẽ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể của trẻ.
Khi trẻ bị bệnh lậu cha mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị lậu tại nhà, vì sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
Không sử dụng thuốc quá liều, không tự ý ngưng sử dụng thuốc nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Chị em nên áp dụng song song cách điều trị và vệ sinh mắt cho trẻ thật sạch sẽ, nhất là khu vực mắt có xuất hiện lậu khuẩn, cụ thể:
Bước 1: Trước tiên bạn rửa tay sạch sẽ, khử trùng trước khi vệ sinh mắt.
Bước 2: Sử dụng 2 miếng gạc sạch và nhúng vào nước muối sinh lý chuyên biệt để vệ sinh mắt.
Bước 3: Lau mắt trẻ bằng bông đã tẩm nước muối sinh lý theo chiều từ đầu đến đuôi mắt.
Áp dụng vệ sinh mắt 3 lần/ngày để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Cách phòng ngừa bệnh lậu ở mắt trẻ sơ sinh
Bệnh lậu là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm đối với mẹ và trẻ sơ sinh, vì thế cách duy nhất là chị em nên chủ động phòng ngừa và bảo vệ bản. Để phòng tránh bệnh lậu ở cả mẹ và bé chị em nên lưu ý một số vấn đề sau:
Khám sức khỏe trước khi mang thai để bảo đảm phát hiện sớm bệnh lậu và điều trị nếu có. Chị em phụ nữ mang thai nên kiểm tra để phát hiện và ngăn chặn lây nhiễm sang thai nhi.
Nếu phụ nữ mang thai đang mắc bệnh lậu, bạn nên lựa chọn sinh mổ để tránh lây nhiễm sang con qua đường sinh thường.
Không cho trẻ tiếp xúc thân mật, sinh hoạt chung với người có bệnh lậu.
Quan hệ tình dục an toàn bằng bao cao su để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm và mang thai ngoài ý muốn.
Tránh sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như bàn chải răng, khăn mặt, dao cạo râu… với người lạ.
Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh lậu ở mắt trẻ sơ sinh. Hi vọng chị em có thêm kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe bản thân và con yêu của mình.