Viêm đường tiết niệu không chỉ gặp ở nữ giới mà nam giới cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày, …đây là những biểu hiện thường gặp của bệnh viêm đường tiết niệu. Khi phát hiện cần được khám và điều trị kịp thời nếu không bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm.
1.Khái niệm
Đường tiết niệu nam giới bao gồm niệu đạo, bàng quang, thận,.. có chức năng bài tiết các chất lỏng. Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra ở đường tiết niệu
2.Nguyên nhân
-Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là tác động của vi sinh vật (vi khuẩn, vi nấm, virus) vào hệ thống tiết niệu. Có nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, trong đó do vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất ( khoảng 80%).
-Bên cạnh tác nhân chính là vi khuẩn, có nhiều yếu tố thuận lợi hoặc có nguy cơ cao gây viêm đường tiết niệu
-Mọi yếu tố làm cản dòng chảy của nước tiểu từ thận xuống bàng quang và ra ở niệu đạo, lỗ tiểu đề có khả năng gây bệnh như sỏi đường niệu (sỏi thận, bàng quang, hẹp bao quy đầu,…), có cả khối u trong đường tiểu (ung thư bàng quang, ung thư thận, lao thận, lao bàng quang),…
-Một số bệnh mạn tính có thể là điều kiện thuận lợi để bệnh viêm đường tiết niệu xuất hiện như đái tháo đường, bệnh tiền liệt tuyến ở nam giới…
3.Triệu chứng
Khi nam giới mắc bệnh thường có những triệu chứng như sau:
-Đi tiểu nhiều lần trong ngày hơn bình thường; mỗi lần chỉ tiểu ra một ít.
-Lúc nào cũng có cảm giác phải đi tiểu gấp
-Đau hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
-Nước tiểu chuyển màu có mùi hôi
-Có thê có sốt và buồn nôn
Những triệu chứng của viêm đường tiết niệu nếu không điều trị kịp thời có thể làm giảm các chức năng của bàng quang, thận, gây tổn thương tới hệ tiết niệu.
4.Điều trị
-Điều trị viêm đường tiết niệu cần có sự phối hợp giữa bác sĩ và bệnh nhân.
-Người bệnh cần chủ động đi kiểm tra sớm, tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ
-Đối với bệnh viêm đường tiết niệu, các bác sĩ chủ yếu điều trị bằng kháng sinh, người bệnh cần lưu ý nên tuân thủ chính xác việc sử dụng kháng sinh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, tránh hiện tượng nhờn thuốc.
5.Phòng bệnh
-Thường xuyên vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vệ sinh đường sinh dục ngoài
-Đề phòng mắc bệnh lậu, cần sinh hoạt tình dục lành mạnh, dùng bao cao su
-Nên tập thói quen uống nhiều nước (1,5-2l/ngày) nhưng nên uống vào buổi sáng và chiều, mỗi lần uống một ít.
-Không được nhịn tiểu
-Cần vận động cơ thể để khí huyết lưu thông
-Khi mắc bệnh cần được khám bệnh sớm, điều trị đúng và tích cực tránh để thành mạn tính hoặc gây biến chứng.