Tiểu ra máu là bệnh gì?
Tác giả: BS: Đặng Tuấn Trình Bài viết: 07/11/2018 .
Đi tiểu ra máu là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng mà bạn không nên chủ quan, cần thăm khám bác sĩ ngay
Table of content
Đi tiểu ra máu là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng mà bạn không nên chủ quan.
Đi tiểu là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường và không thể thiếu ở mỗi người, thông qua nước tiểu bạn cũng có thể dễ dàng nhận biết tình trạng sức khỏe của mình có thật sự ổn định hay không. Thông thường nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt, nhưng khi đi tiểu ra máu thì đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp một số vấn đề rất nghiêm trọng về sức khỏe của mình. Vậy đi tiểu ra máu là bệnh gì? Để biết thông tin chi tiết về vấn đề này bạn có thể theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây.
Hiện tượng đi tiểu ra máu là gì?
Đi tiểu là hiện tượng sinh lý bình thường ở mỗi người, thông thường nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt và sẽ nhạt dần vào cuối mỗi ngày. Với những người có hiện tượng đi tiểu ra máu thì nước tiểu sẽ có màu hồng nhạt, màu đỏ hoặc màu vàng nâu.
Hiện tượng đi tiểu ra máu có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, cả nam giới lẫn nữ giới đều có thể gặp hiện tượng này. Có những trường hợp đi tiểu ra máu không nguy hiểm và bạn không nên quá lo lắng như sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, bạn ăn nhiều thức ăn có màu đỏ,… Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp đi tiểu ra máu là hiện tượng bệnh lý bất thường ở phụ nữ mà bạn nên cẩn trọng.
Hiện nay tình trạng đi tiểu ra máu được chia làm 2 loại chính là tiểu ra máu vi thể và tiểu ra máu đại thể:
Tiểu ra máu vi thể: Là tình trạng vu thể trong hồng cầu xuất hiện ít và không thể làm thay đổi màu nước tiểu. Để nhận biết rõ trường hợp này bạn có thể quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi.
Tiểu ra máu đại thể: Là hiện tượng đi tiểu ra máu nhiều nên có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Nước tiểu khi đó có màu hồng, đỏ thẫm, vàng sậm có những trường hợp bạn có thể nhìn thấy cả cục máu đông hoặc dây máu trong nước tiểu.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng đi tiểu ra máu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu ra máu, có những trường hợp đi tiểu ra máu không đáng nghiêm trọng và có thể tự hết sau vài ngày. Nhưng hầu hết các trường hợp đi tiểu ra máu là do cơ thể mắc một số các bệnh lý nguy hiểm như sau:
Nhiễm trùng đường tiểu
Theo một nghiên cứu mới nhất thì có đến 90% phụ nữ bị mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Nguyên nhân gây ra bệnh này là od bàng quang, niệu đạo bị vi khuẩn xâm nhập gây ra tổn thương kèm theo triệu chứng đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt gât khó chịu cho người bệnh. Với những người nhiễm trùng đường tiểu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm bàng quang, viêm niệu đạo, ung thư bàng quang,…bạn có thể xem kỹ hơn tại wikipedia
Bệnh về thận
Những người mắc bệnh sỏi thận, viêm cầu thận, ung thư thận sẽ kèm theo các triệu chứng đi tiểu ra máu. Điều này có thể dễ hiểu vì thận là bộ phận quan trọng giúp cơ thể đảm bảo chức năng lọc máu và đảo thải các chất độc hại từ cơ thể ra ngoài.
Viêm bàng quang, ung thư bàng quang
Đây là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, khi bạn có những bệnh này thì dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất đó chín là đi tiểu ra máu tươi. Có thể dễ dàng lý giải cho hiện tượng này là do bàng quang của bạn bị tổn thương khi vi khuẩn và virus xâm nhập vào trong cơ thể của mình.
Viêm tuyến tiền liệt
Khi nam giới mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt bạn sẽ có dấu hiệu đi tiểu ra máu, nước tiểu yếu và đứt quãng kèm theo đó là cảm giác đau rát khi đi vệ sinh. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hậu quả nghiêm trọng nhất là gây vô sinh ở nam giới.
Các bệnh lý về máu
Những người có tiền sử các bệnh về máu như máu khó đông, bạch cầu cấp tính và mãn tính cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu ra máu. Không chỉ đi tiểu ra máu mà các bệnh nhân còn xuất hiện thêm các triệu chứng xuất huyết ở những nơi khác như xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng.
Ngoài các bệnh lý trên đây thì đi tiểu ra máu còn là triệu chứng của các bệnh lý như: Schistosoma bàng quang, bệnh lý về hồng cầu, bệnh giun chỉ hệ bạch huyết, hội chứng Alport…
Một số nguyên nhân khác
Do chấn thương: Bạn gặp các chấn thương do bị va đập, ngã, lao dộng nặng khiến các bộ phận đường tiết niệu tổn thương gây chảu máu khi đi tiểu.
Do quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục không an toàn khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm thông qua đường tình dục. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tổn thương đường tiết niệu và đi tiểu ra máu.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Sử dụng các loại thuốc chống đông, thuốc chống tập kết tiểu cầu, thuốc chống ung thư cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đi tiểu ra máu.
Sử dụng các thực phẩm chức năng và thuốc đông y: Khi sử dụng các loại thuốc đông y và thực phẩm chức năng sẽ khiến cho nước tiểu bị chuyển sang màu khác thường hơn so với màu sắc bình thường của nước tiểu.
Vệ sinh thân thể không sạch sẽ: Khi bạn vệ sinh cơ thể không được sạch sẽ thì nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm khá cao, dẫn đến việc đi tiểu ra máu.
Có thể dễ dàng nhận thấy hiện tượng đi tiểu ra máu là hiện tượng bất ổn về sức khỏe và dấu hiệu mắc các bệnh lý nguy hiểm khác nhau. Hiện tượng đi tiểu ra máu lâu ngàu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn. Vì thế, khi có dấu hiệu đi tiểu ra máu bạn nên nhan chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Đi tiểu ra máu có thật sự nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên đi tiểu ra máu là hiện tượng bất thường về sức khỏe mà bạn không nên coi thường. Nếu đi tiểu ra máu xuất hiện đột ngột và người bệnh không cảm thấy đau đớn gì thì đây có thể là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư thận. Các bệnh lý này thường xuất hiện nhiều nhất ở nam giới trên 50 tuổi. Khi mắc các bệnh ung thư người bệnh sẽ có các dất hiệu đi tiểu nhiều, ngắt quãng, tiểu buốt, đau rát khi đi vệ sinh. Vì thế khi gặp các triệu chứng này bạn nên đến bệnh viện, trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Mặc dù đi tiểu ra máu là biểu hiện bất thường của sức khỏe nhưng không phải tất cả là dấu hiệu của ung thư. Đôi khi người bạn mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận,… Những bệnh lý này sẽ dễ dàng điều trị hơn bằng cách sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hay phẫu thuật.
Những người bị viêm thận mãn tình do nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể gây ra tình trạng đi tiểu ra máu. Bệnh này nếu không được nhanh chóng điều tri sẽ dẫn đến suy thận cực kỳ nguy hại đến sức khỏe.
Cách điều trị bệnh đi tiểu ra máu
Khi có dấu hiệu đi tiểu ra máu bạn nên đến ngay các cơ sở y tế tin cậy để được xét nghiệm, kiểm tra để tìm ra nguyên nhân gây bệnh đi tiểu ra máu. Từ đó các bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân bệnh lý mà bạn đang mắc phải để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với bệnh lý của từng bệnh nhân. Nếu bạn gặp phải tình trạng đi tiểu ra máu do tác dụng phụ của thuốc thì bạn chỉ cần ngưng sử dụng thuốc là sẽ hết ngay ngay hiện tượng này.
Với những người bệnh mắc các bệnh liên quan đến đường tiết niệu ở mức dodohj nhẹ bạn sẽ được kê đơn thuốc gồm các loại thuốc uống, thuốc đặt, thuốc bôi để điều trị. Những trường hợp nặng hơn sẽ thực hiện phẫu thuật nội soi, sử dụng laser, xâm lấn tổi thiểu,… để loại bỏ tác nhân gây bệnh.
Những người mắc bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang: Bạn chỉ cần uống nhiều nước để đẩy sỏi ra ngoài, uống thuốc tiêu sỏi hay phẫu thuật loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể của mình.
Với các bệnh ung thư bạn sẽ được phẫu thuật loại bỏ các tế bào ung thư ra khỏi cơ thể nhanh chóng.
Bên cạnh đó hiện tượng đi tiểu ra máu do di truyền là hiện tượng hết sức bình thường. Bạn không cần điều trị mà chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh sạch sẽ là bệnh sẽ tự động mất đi.
Các loại thực phẩm tốt cho người đi tiểu ra máu
Điều trị bệnh đi tiểu ra máu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng góp phần cực kỳ quan trọng trong quá trình điều trị bệnh đi tiểu ra máu hiệu quả. Để không làm triệu chứng của bệnh phát triển, người bệnh nên sử dụng một số món ăn sau đây:
Canh rau muống: Sử dụng rau muống thái nhỏ nấu nhừ với 80ml nước, đun cạn đến khi còn 400ml nước thì chắt ra bát. Khi uống cho thêm một ít mật ong, sử dụng canh 2 lần/ngày. Rau muống có tác dụng rất tốt cho việc điều trị đại tiểu tiện ra máu.
Cháo hoa cúc: Sử dụng hoa cúc tươi, gạo, thịt lợn, mục nhĩ nấu cháo và ăn 2 lần/ngày sẽ có hiệu quả trong việc điều trị tiểu tiện ra máu.
Nước rau cần tươi: Sử dụng rau cần giã nát lấy nước, uống 2 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Mộc nhĩ và rau kim châm: Cho mộc nhĩ, rau kim châm cùng 500ml nước vào nấu cùng, chắt lấy nước uống mỗi ngày.
Cách phòng tránh bệnh đi tiểu ra máu
Đi tiểu ra máu là hiện tượng bệnh lý nguy hiểm của cơ thể, khi có dấu hiệu đi tiểu ra máu bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. bên cạnh đó bạn cũng nên nắm được một số giải pháp phòng tránh tình trạng đi tiểu ra máu được các chuyên gia y tế đưa ra như sau:
– Uống nhiều nước để cơ thể loại bỏ bớt độc tố trong cơ thể.
– Đi tiểu ngay khi có dấu hiệu buồn tiểu.
– Vệ sinh cơ thể, hệ bài tiết sạch sẽ bằng các loại dung dịch vệ sinh ít chất tẩy, điều này sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm vùng kín.
– Ăn nhiều rau củ, quả tươi, nước ép có tác dụng thanh lọc cơ thể tốt nhất.
– Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ uống có cồn, đồ uống có ga,…
– Tạo cho bản thân thói quen sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi điều độ nhất nhằm tăng sức đề kháng và sức khỏe cho cơ thể của mình.
Trên đây là cấc chỉ dẫn chi tiết về bệnh đi tiểu ra máu cũng như nguyên nhân, cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc và sức khỏe và tránh được các bệnh nguy hiểm có thể xảy ra với bản thân.
Bài viết liên quan
Những lý do gây đau tinh hoàn đáng báo động
Table of content1 Nguyên nhân gây đau tinh hoàn có thể do1.1 Giãn tĩnh mạch tinh1.2 Chấn thương và xuất huyết1.3 Nang mào tinh hoàn1.4 Thoát vị bẹn1.5 Sỏi thận1.6...
Chi tiếtBệnh xã hội ở nam giới
Khi quan hệ tình dục bừa bãi sẽ dẫn đến hệ lụy mắc một số bệnh xã hội. Nếu bạn có kiến thức thì bạn sẽ phòng tránh cũng như các cách phát hiện...
Chi tiếtUng thư cổ tử cung
Table of content1 Tổng quan2 Triệu chứng3 Nguyên nhân4 Các loại ung thư cổ tử cung5 Các yếu tố có thể dẫn đến bị ung thư6 Phòng ngừa7 Chẩn đoán7.1 Xét nghiệm...
Chi tiếtHướng dẫn khám bệnh tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình
Table of content1 Thời gian làm việc và hẹn khám2 Quy trình khám theo bảo hiểm y tế3 Khám dịch vụ không có BHYT4 Giá dịch vụ khám bệnh tại bệnh viện chấn...
Chi tiếtHướng dẫn quy trình khám tại bệnh viện nội tiết trung ương
Nội tiết là những yếu tố tự nhiên trong cơ thể của mỗi người thay đổi theo từng quá trình phát triển của cơ thể. Hiện nay ở nước ta đang có khá...
Chi tiết